Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Tư vấn việc sử dụng lối đi chung trong phần đất đã được phân thành nhiều thửa nhỏ?

Quyền được có ngõ đi chung/mở ngõ đi chung là quyền của người có bất động sản bị bao bọc bởi các bất động sản khác, nhưng khi không đạt được thỏa thuận về ngõ đi chung thì tranh chấp về ngõ đi chung sẽ xảy ra và thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án:

1. Tư vấn việc sử dụng lối đi chung trong phần đất đã được phân thành nhiều thửa nhỏ?

Thưa luật sư, hiện nay do sơ xuất không nắm rõ luật, tôi (C) mới mua lại căn nhà của ông B, hợp đồng mua bán bằng giấy tay nhưng đã ra phòng công chứng quyền sử dụng đất sang tên cho tôi. Nhưng vì nay, căn nhà tôi (32m2) là căn nhà nằm cuối dãy nên tôi sợ sau này bà A (chủ thửa đất 74m2 gồm nhà bà A và 2 căn nhà khác mua trực tiếp của bà A gây khó dễ trong việc sử dụng lối đi chung (nhà bà là căn đầu tiên).

Bà A có đe dọa sẽ xây bít tường không cho nhà tôi qua? Nay tôi vẫn đang chờ nhận biên nhận sang tên quyền sử dụng dất cho tôi rồi tôi mới trao số tiền còn lại cho ông B. Vậy tôi phải yêu cầu ông B như thế nào để bà A làm giấy cam kết lối đi chung trên thửa đất này cho tôi. Bà A đã viết giấy mua bán cho ông B: "Lối đi vào nhà là đường đi chung, nếu sau này ông B có bán cho ai đều có quyền đi bình thường. Nếu ai tranh chấp hay cản trở sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật" điều này có giúp gia đình tôi không cần phải yêu cầu ông B cùng bà A làm giấy cam kết về lối đi chung này cho tôi không? (chỉ có duy nhất lối đi này ra đường).

Rất mong được sự hỗ trợ tư vấn kịp thời! Trân trọng cảm ơn!

Người gửi: Yen Luu

:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Căn cứ Điều 246 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kể thì:

"Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc."

Do đó, gia đình bạn và các gia đình khác có quyền thỏa thuận về việc cùng sử dụng lối đi chung này. Theo thông tin bạn cung cấp, bà A đã viết giấy mua bán cho ông B với nội dung:

"Lối đi vào nhà là đường đi chung, nếu sau này ông B có bán cho ai đều có quyền đi bình thường. nếu ai tranh chấp hay cản trở sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật."

Khi ông B bán lại căn nhà đó cho bạn có nghĩa là bạn sẽ có toàn bộ quyền và nghĩa vụ đối với căn nhà đó giống như của ông B trước đây đã cam kết với bà A như trong hợp đồng.

Mặt khác, tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ về quyền lối đi qua như sau:

"1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Do vậy, bạn được phép sử dụng lối đi chung này nhưng không được trái với các quy định pháp luật tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã nêu trên.

>> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất

2. Quyền sở hữu đất thuộc dùng làm lối đi chung?

Xin chào luật sư, em có một thắc mắc mong luật sư tư vấn: Lúc trước, nhà em có bán một phần đất phía sau cho người khác và làm bản thoả thuận sẽ dành một phần đất rộng 3 mét, dài từ mặt đường lớn vào tới mảnh đất bán đi để làm lối đi cho người mua. Đây là thoả thuận riêng, đất này chỉ dùng làm đường đi chứ không sang nhượng cho người đó. Trên sổ đỏ phần đất làm đường đi này vẫn thuộc quyền đứng tên sở hữu của nhà em. Bây giờ, người mua đất tự động cho sang lấp, nâng cao, đổ nhựa trên phần đường này mà không thông qua sự đồng ý của nhà em. Nói rõ hơn là đường cũ vẫn đi lại bình thường chứ không phải không đi được. Vậy người đó làm như vậy có đúng không? Cảm ơn luật sư!

– Đặng Hồng Phát –

>> Luật sư trả lời: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp ngõ đi chung theo luật đất đai?

3. Giải đáp thắc mắc khi tách thửa đất có lối đi chung?

Em chào luật sư! Nhờ luật sư giải đáp thắc mắc giúp em một vấn đề như sau: Mẹ em đang sở hữu một căn nhà, diện tích 250m2. Tuy nhiên, nhà thì chỉ xây phân nửa diện tích. Giờ, mẹ muốn chia 1 nửa cho em đứng tên để lập gia đình riêng. Còn nhà thì sau này cho em gái của em ạ. Khi em ra UBND làm giấy tờ mẹ cho con. Thì họ nói lối đi chung không được tách thửa. Em chỉ chia đất bên trong chứ đâu có đụng đến lối đi chung đâu ạ. Với lại nếu không được tách thửa thì sau này mẹ muốn chia cho 2 đứa con. Vậy phải làm sao?

Mong luật sư giải đáp giúp em! Em cảm ơn nhiều. Trân trọng.

– Giáp Thị Phương Trà –

>> Luật sư trả lời: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lối đi chung?

4. Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng lối đi chung?

Thưa luật sư, em đang gặp rắc rối về quyền sử dụng lối đi chung như sau: Năm 2008, em có mua của ông H một phần căn nhà, phía ông H cam kết cho em được đi lối đi chiều ngang một mét chạy dài hết thửa đất (ra đến hẻm công cộng), với điều kiện khi nào nhà nước quy hoạch thu hồi thì phía ông H nhận 100% tiền bồi thường mà em không được quyền đòi hỏi gì. Lối đi này có thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả hai bên. Ban đầu, ông H cho em đi chung phần sân, sau đó, hộ ông H đơn phương kéo dây chì gai và chừa lối đi cho em chỉ hơn 9 tấc. Đầu năm 2013, hẻm công cộng được nhà nước nâng lên khoảng 4 tấc, tiếp theo đó ông H cũng nâng phần sân lên bằng mặt hẻm, lối đi 1m không có đường thoát nước nên mỗi khi trời mưa hoặc bên sân ông H xài nước nhiều thì nước chảy tràn vào lối đi 1m này gây ngập úng và mất vệ sinh. Em nhiều lần xin ý kiến với ông H cho em nâng phần lối đi lên bằng mặt hẻm để tiện việc đi lại của gia đình nhưng ông H không đồng ý và trả lời chỉ cho em đi nhờ. Em có gửi đơn ra khu vực nhờ hoà giải nhưng khu vực không giải quyết.

Khi mới bán đất, ông H cho em xài nước chung nhưng sau đó cắt không cho xài nữa, em xin vô nước của nhà máy cấp nước số 2, ngày 25 tháng 12 năm 2014, khi đào lối đi 1m để đặt ống cấp nước thì hộ ông H ngăn cản vì chỉ cho em đi lại trên lối đi này và UBND phường ngăn cản, đình chỉ thi công với lý do đất đang tranh chấp, mà đến nay không tiến hành hoà giải gì.

Vậy xin cho em hỏi, phía ông H tranh chấp nhưng không làm đơn thì có đuợc UBND phường giải quyết không? Ông H không cho em nâng phần lối đi và đặt ống cấp nước như vậy là đúng hay sai? và bây giờ em phải làm thế nào để có thể đặt đường ống cấp nước?

Người gửi: nguyenthithe

Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến,: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Lối đi 1m từ nhà bạn và gia đình ông H ra đến hẻm công cộng được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả 2 gia đình. Do đó, lối đi này được hiểu là lối đi chung của cả 2 gia đình. Ông H không có quyền chiếm dụng lối đi chung này. Việc ông H không cho gia đình bạn nâng phần lối đi và đặt ống cấp nước như vậy là trái với quy định pháp luật, căn cứ Điều 245, Điều 252 và Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề, quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề và quyền về lối đi quaáp dụng trong trường hợp của bạn:

Trước hết, hai gia đình phải tự hòa giải. Trường hợp không hòa giải được bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải lên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Nếu hòa giải không thành, thì bạn phải gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu giải quyết, đồng thời kèm theo các giấy tờ liên quan để chứng minh về quyên sử dụng đất của gia đình bạn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp về lối đi chung?

5. Bít lối đi chung xử lý thế nào?

Kính chào Luật Nhà thổ cư Hà Nội, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Vào năm 2003, tôi mua một mảnh đất, phía sau có thể hiện lối đi công cộng, hiện trạng thực tế hẻm rộng khoảng gần 2m, cho đến năm 2006 thì hộ phía sau ngang nhiên rào chắn bít hết lối đi này.

Các hộ phía trước trong đó có nhà tôi cùng làm đơn dùng tên chung gửi UBND xã để khiếu nại yêu cầu hộ này trả lại lối đi này thì UBND yêu cầu phải mỗi người làm một lá đơn, nhưng vì nhiều lý do nên không ai làm đơn riêng cả chỉ có 1 hộ làm và UBND xã đã hòa giải giữa hộ này với hộ chiếm dụng và hộ chiếm dụng đã chi đối với hộ khiếu nại mỗi hộ một nửa hẻm, các hộ khác không được giải quyết, con hẻm vẫn bị chiếm dụng. Hiện nay, tôi đang làm đơn khiếu nại yêu cầu hộ này trả lại hẻm, tuy nhiên, xã chỉ tổ chức hòa giải và mời các hộ cùng phe với bên chiếm dụng để làm chứng sai sự thật là con hẻm này của hộ đang chiếm dụng, trong khi xã không có quan điểm gì hết.

Xin hỏi: UBND xã là cơ quan quản lý đất đai tại địa phương, đất công hay không, tại sao không biết mà phải xác minh các hộ dân? Việc xã giải quyết riêng lẻ từng hộ mà không mời tất cả các hộ phía trước là đúng hay sai? Trình tự giải quyết đúng phải như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Nhà thổ cư Hà Nội!

Người gửi: bibo

>> Trả lời của luật sư: Tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung?

6. Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất công cộng, lối đi chung?

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi: Khu dân phố của tôi có 5 hộ dân sống chung, nhưng tất cả các hộ đều đua nhau xây bậc cầu thang, đường lên xe máy đề lấn ra ngõ đi chung? Vậy cơ quan nào giải quyết? Tôi có thể yêu cầu UBND xã cưỡng chế trả lại mặt bằng không? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

>> Luật sư trả lời: Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

>> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Nhà thổ cư Hà Nội

Vp luật sư Nhật Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét