Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Tranh chấp đất mua bằng giấy viết tay xử lý như thế nào ?

Mua bán viết tay đất đai là điều không hiếm gặp một mặt do nhận thức pháp lý của người dân không đầy đủ, mặt khác do người dân có tâm lý không muốn nộp thuế. Chính điều này dẫn đến các tranh chấp đất đai rất khó giải quyết về sau:

1. Tranh chấp đất mua bằng giấy viết tay?

Thưa luật sư! Tôi có thắc mắc về việc mua bán đất xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi mua một mảnh đất từ năm 2012 với số tiền là 840 triệu. Mảnh đất đó nằm trên một thửa đất chung của một gia đình 6 người con và toàn bộ chưa có sổ đỏ. Kể từ khi tôi mua đến giờ thì người bán không làm thủ tục sang tên và không hợp tác để tôi tự đi làm sổ đỏ của tôi. Hợp đồng mua bán của tôi là giấy viết tay và có 2 ngươi làm chứng.

Khi mua xong tôi vẫn sử dụng để buôn bán và xây lên tầng hai ( khi mua có nhà một tầng ). Nay tôi muốn khởi kiện ra toà. Vậy xin hỏi tôi có thể đòi lại được tiền đã mua đất và tiền đã xây thêm tầng hai không ạ. Họ bảo với tôi một năm nữa họ trả tôi 840tr để lấy lại đất bây giờ tôi kiện cũng vô ích vì giờ họ không có đồng nào. Họ nói vậy xin luật sư tư vấn giúp tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn Luật Sư.

Luật sư tư vấn luật đất đai về mua bán đất trực tuyến,:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn luật đất đai của Nhà thổ cư Hà Nội. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Tại Khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự năm 2005 (văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015) quy định:

“2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:

“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”

Theo các quy định trên, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất đai) thì bắt buộc phải công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, trường hợp hợp đồng mua bán đất đai được xác lập trước thời điểm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (01/7/2004) thì hợp đồng mua bán này không bắt buộc phải công chứng.

Như vậy, nếu như hợp đồng mua bán của gia đình bạn được xác lập vào năm 2012 mà không có công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng mua bán này không có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 139 BLDS như sau:

Điều 139: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự vô hiệu, nếu không được thể hiện bằng văn bản, không được Công chứng nhà nước chứng nhận, không được chứng thực, đăng ký hoặc cho phép, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện, thì giao dịch vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại.

Tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”

Như vậy, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán này là vô hiệu và yêu cầu bên kia hoàn trả lại số tiền 840 triệu và số tiền bạn đầu tư vào đất cho bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nhà thổ cư Hà Nội. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm: Giải quyết tranh chấp đất khi không có giấy tờ chứng minh?

2. Tranh chấp đất khi đã được cấp sổ đỏ vi phạm hành lang lộ giới?

Chào luật sư, mẹ tôi hiện nay được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giáp với đường võ văn kiệt, trong sổ đỏ thì hiển thị bản đồ nhà nước cấp luôn tới lộ giới, nhưng tại sao khi phó giám đốc ban quản lý dự án huyen tam nông đồng tháp, chu mưu cho người vào cất trên phần đât giáp đường võ văn kiệt, và khi thưa kiện thì phía ubnd xã phú cường không giải quyết được vì nói đây là lộ giới nhà nước. Tôi không hiểu rõ vì sao cấp giấy cnqsdđ cho tôi mà bây giờ lại nói hành lang lộ giới?

Cảm ơn luật sư.

– Nguyễn Thị Cương

>>Luật sư trả lời: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất không có giấy tờ?

3. Giải quyết tranh chấp đất canh tác thủ tục phải bắt đầu từ đâu?

Thưa luật sư, gia đình nhà em được ubnd xa cấp đát rừng từ năm 1993 và đã có sổ đỏ và các giấy tờ hợp pháp khác, nhưng trong quá trình vẽ bản đò địa chính ubnd xã đã vẽ nhầm thửa đát so với thực tế được giao, tuy nhiên từ khi được giao đát nhà em vẫn tiến hành canh tác trên thửa đất đáy cho đến năm 2005 thì xảy ra tránh chấp và nhà em bị mất diện tích đát đang sử dụng trên vào hộ dân khác, chính quyền xã cũng không giao cụ thể cho nhà em vùng đát canh tác mới nào cả, vậy em xin hởi luật sư giờ muốn khiếu lại việc làm sai trái đó và lấy lại quyền sử dụng đát của gia đình em phải tiến hành thủ tục bắt đầu từ đâuu ạ?

Cảm ơn luật sư.

– Trương Văn Nguyện

>>Luật sư trả lời: Tranh chấp đất hương hỏa giải quyết như thế nào?

4. Tư vấn về vấn đề tranh chấp đất ở trong gia đình?

Kính chào Nhà thổ cư Hà Nội, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Hiện tại ba mẹ tôi đang ở một căn nhà được ông bà ngoại tôi cho ở hồi trước năm 1990. Do bà ngoại mất sớm nên ông ngoại đã đi tiếp bước nữa nên gần đây ông hay đòi lại nhà.

Ngôi nhà ba mẹ tôi đang ở lúc đó là mua từ tay người khác, giấy tờ viết tay. Hiện tại ba mẹ tôi giữ giấy tờ sang đất viết tay, giấy cho nhà viết tay, và hộ khẩu thường trú. Do gia đình không quan tâm về luật nên không làm giấy tờ liên quan về đất đai và nhà ở. Vì vậy ông tôi đã đi làm giấy tờ là sổ đỏ hay sổ hồng được mấy năm gần đây.

Bây giờ ông đòi nhà lại vì vậy giờ luật sư tư vấn giùm tôi nên làm thế nào để có thể tiếp tục ở?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: H.S

Luật sư tư vấn đất đai trực tuyến,::Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Nhà thổ cư Hà Nội xin trả lời như sau:

1. Việc tặng cho mảnh đất

Theo khoản 3 điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất có quy định về việc tặng cho phải được công chứng, chứng thực như sau:

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, theo quy định trên thì việc tặng cho viết tay không công chứng của ông bà bạn cho bố mẹ bạn là không được pháp luật công nhận nên hiện tại mảnh đất đó vẫn là tài sản hợp pháp của ông bà bạn.

Tuy nhiên, sau khi bà bạn mất thì mảnh đất này sẽ được chia đôi và một nửa mảnh đất này sẽ thuộc về ông bạn, một nửa là tài sản của bà bạn để chia thừa kế theo pháp luật thì 1 nửa mảnh đất này sẽ được chia đều cho bố (hoặc mẹ bạn- là con ruột của ông bà) và cho ông bạn

Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005: những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, không phải toàn bộ mảnh đất này đều là tài sản của ông bạn sau khi chia thừa kế nên việc ông bạn đòi lại toàn bộ mảnh đất và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như vậy là sai vì mảnh đất này mẹ bạn là người được hưởng phần di sản thừa kế cũng sẽ có quyền sở hữu đối với mảnh đất này nên mẹ bạn có quyền được ở lại trên mảnh đất đó tương ứng với phần tài sản mà mẹ bạn được hưởng thừa kế từ bà ngoại bạn.

2. Việc ông bạn làm sổ đỏ: Việc ông bạn làm sổ đỏ đối với toàn bộ diện tích đất như vậy là sai vì theo như phân tích ở trên thì ngoài ông bạn thì mẹ bạn cũng là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất đó sau khi chia thừa kế nên theo quy định tại điều 106 luật đất đai 2013 khoản 2 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đã cấp cho ông bạn do diện tích được cấp không đúng:

Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất vườn không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

5. Giải quyết tranh chấp đất đai với họ hàng?

Thưa Luật sư! Tôi xin trình bày sự việc xảy ra với gia đình tôi, mong quý Luật sư giúp đỡ. Bố tôi được cấp giấy CNQSDĐ năm 1992 là 24m2 (đất giãn dân). Sau khi 2 bên xung quanh (nhà bà A và nhà ông B) đã xây dựng nhà ở cấp 4, 2 phía còn lại là (1 bên là đất nông nghiệp, 1 bên là mặt đường), còn thừa 36 m2 (đất ruộng, thùng rãnh không có giấy tờ gì).

Năm 2004 gia đình tôi đổ đất và đã xây dựng nhà cấp 4 để ở và buôn bán, khi đổ đất và xây dựng cũng đã thỏa thuận với nhà bà A (ở bên phải), và đưa 1 số tiền (80 triệu) cho bà A vì bà A nói là đất của Chồng bà A (đã chết năm 1997). Đến ngày 1/5/2012, Bà A trả lại số tiền cho nhà tôi và đòi lại đất (đòi luôn cả 24 m2 bố tôi được cấp giấy CNQSDĐ). Sau đó kêu con cháu, giang hồ đến đập phá hết căn nhà tôi đã xây dựng và sử dụng từ 2004. Sau khi ủy ban hòa giải 3 lần thì có biên bản giải quyết sự việc là bố tôi chỉ có 24m2 trong số 60m2 đã sử dụng, còn 36m2 còn lại thuộc diện tranh chấp, tạm thời UBND xã tạm thời thu hồi.

Từ đó đến nay biết bao nhiêu lần nhà tôi nên làm lại trên diện tích 24m2 thì bà A lại xuống UBND xã kêu khóc đòi đất và đòi chia dọc, UBND xã lại nên tạm dừng và nói về giải quyết nội bộ hai bên( nói thêm để quý luật sư hiểu, bà A là mẹ đẻ của bố tôi, ông B là anh ruột bố tôi, miếng đất dài 15m, phía sau 3m, phía trước 5m, nếu chia dọc thì coi như 24m2 nhà tôi không thể sử dụng được. Vì bên phải là bà A, bên trái là ông B là con bà A, trước là đường quốc lộ, sau là đất nông nghiệp, ông B xúi bà A đòi Đất nhà tôi). Giờ đây gia đình tôi đang rất cần chỗ ở muốn được làm lại căn nhà bị phá về phía mặt đường trên diện tích 24m2 bố tôi được cấp Giấy CNQSDĐ để đảm bảo cuộc sống.

Vậy kính mong quý luật sư có thể chỉ giùm gia đình tôi phương hướng để giải quyết sự việc đã kéo dài mấy năm nay!

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nhà thổ cư Hà Nội. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 166 Luật đất đai năm 2013 quy định:

Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ vào các quy định trên, bố bạn có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và là người sử dụng đất hợp pháp. Bà A hoàn toàn không có quyền gì đối với mảnh đất này. Bố bạn có quyền khởi kiện lên Tòa án cấp huyện nơi có mảnh đất đó để yêu cầu tòa giải quyết và yêu cầu bồi thường (do bà A đã cho người đập phá nhà bạn).

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email:để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nhà thổ cư Hà Nội. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Tham khảo: Tư vấn xử lý tranh chấp đất chưa có sổ đỏ và xây dựng trái phép trên đang đất tranh chấp?

6. Tranh chấp đất trong gia đình xử lý như thế nào?

Thưa Luật sư! Bố tôi ngày xưa ở với bác từ nhỏ, bác của bố tôi có 6 người con, một trai và 5 gái. Căn nhà và miếng đất của bác tôi ở quê bố tôi ở và thờ cúng tổ tiên, đóng thuế đất từ xưa đến nay. Con trai của bác tôi công tác ở HN từ trước đến nay, những năm đầu Bác tôi cứ nói là nhà và đất này cho bố tôi ở và thờ cúng.

Sau này bác tôi về đòi lại, gia đình có thỏa thuận và đồng ý chia: bố tôi 550 m, bác tôi 320 m (có biên bản chủ tịch xã đã ký và các anh em đều ký). Nhưng không biết như thế nào mà địa chính huyện Hoàng Hóa, tỉnh thanh Hóa đã cấp quyền SD đất 870m cho bác tôi hết, gia đình tôi có làm đơn qua phòng Tài nguyên môi trường huyện thì cơ quan chức năng trả lời: Cấp sổ cho Bác tôi là sai vì trích lục từ trước tới nay là tên bố tôi, gia đình tự thỏa thuận, nếu không đồng ý thì khởi kiện ra tòa. Vậy với nội dung này thì bố tôi làm đơn ra tòa có thuận lợi không?

Xin chân thành cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến,: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở.

Trả lời:

Về vấn đề thuận lợi hay không? thì chưa thể đánh giá cụ thể được cho bạn. Tuy nhiên, trường hợp này, lỗi do cơ quan địa chính và gây ra tranh chấp trên thửa đất đó. Bố bạn có thể khởi kiện đến Tòa Án Nhân dân huyện nơi có đất để được giải quyết tranh chấp và được bồi thường, đảm bảo quyền lợi của bố bạn. Với những chứng cứ bố bạn đang có (biên bản thỏa thuận có sự đồng ý của người sử dụng đất, chứng thực của chủ tịch xã và văn bản trả lời của Phòng tài nguyên môi trường thừa nhận sai sót của mình), bố bạn hoàn toàn có khả năng khởi kiện lên Tòa án để đòi lại đất. Khi đã có bản án có hiệu lực của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót:

Điều 106 Luật đất đai 2013 quy định:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nhà thổ cư Hà Nội.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Vp luật sư Nhật Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét