Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Tư vấn chuyển quyền sở hữu đất thổ cư khi mua ?

Xin chào Nhà thổ cư Hà Nội, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Em có mua mảnh đất nhưng đang có vướng mắc về chuyển nhượng nhờ anh (chị) tư vấn giúp thủ tục. Em mua đất của 1 anh nhưng anh này lại ở trong miền nam (em ở ngoài bắc).

Miếng đất này của mẹ anh ấy để cho anh ấy nhưng lại không có di chúc. Hiện tại bố mẹ anh ấy đều đã chết. Tất cả anh em trong gia đình anh ấy đều thống nhất chia cho anh ấy mảnh đất này và anh ấy có toàn quyền với mảnh đất. Anh ấy đã nhờ anh em ở nhà bán hộ miếng đất này và em đã mua. Hiện tại sổ đỏ của mảnh đất vẫn để tên mẹ anh ấy chứ chưa sang tên cho anh ấy. Vậy khi em mua miếng đất này thủ tục sang tên cho em như thế nào ạ.

Em cảm ơn anh (chị)!

Người gửi: Nguyen

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụchỏi đáp pháp luật của Nhà thổ cư Hà Nội.

>>Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

Điều 734Bộ luật dân sự năm 2005khẳng định: Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai.

Như vậy, khi người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chết thì quyền sử dụng đất đó được chuyển giao cho những người thừa kế của họ. Theo quy định tại Điều 676 BLDS 2005, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trường hợp của bạn, khi người đứng tên trên sổ đỏ đã chết thì người thừa kế của người đó là những người con và những người thừa kế khác nếu họ còn sống (bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, con nuôi, của người chết), sau đây gọi chung là các đồng thừa kế. Tất cả các đồng thừa kế này sẽ cùng nhau làm thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất do người chết để lại. Nếu bạn muốn nhận chuyển nhượng mảnh đất này với một trong số các đồng thừa kế thì phải có văn bản từ chối hưởng di sản thừa kế của các đồng thừa kế còn lại.

Để tiến hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì bạn có thể yêu cầu người chuyển nhượng thực hiện các thủ tục sau:

1. Làm thủ tục khai nhận di sản do người chết để lại là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

2. Làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật miễn phí qua Emailhoặc quaTổng đài tư vấnĐăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở.

Trân trọng!

Vp luật sư Nhật Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét