Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất canh tác khi Bố Mẹ qua đời?

Tranh chấp đất đai là tài sản thừa kế, tranh chấp đất canh tác, đất thờ cúng… là những dạng tranh chấp phổ biến hiện nay. Luật Sư của Nhà thổ cư Hà Nội tư vấn và giải đáp một số trường hợp về tranh chấp đất cụ thể như sau:

1. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất canh tác khi Bố Mẹ qua đời?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Năm 1992 bố mẹ tôi được hợp tác xã chia cho 1 số diện tích ruộng canh tác và mang tên bố tôi.Trong sổ hộ khẩu và sổ ruộng đất có tên bố tôi, mẹ tôi và chú út.

Năm 1993 chú út lấy vợ ra ở riêng trên đất của chú út mua, bố mẹ tôi ở với vợ chồng tôi trên đất do tôi tự tay mua, còn đất ở của bố mẹ tôi đã ở thì bán cho người khác để trả nợ. Tôi nuôi bố tôi từ năm 1995 đến khi bố tôi qua đời (2003, cùng năm đó mẹ tôi cũng qua đời). Trong suốt thời gian tôi nuôi bố tôi, tất cả ruộng đất của bố mẹ tôi giao cho tôi canh tác và nuôi bố mẹ tôi nhưng trên giấy tờ ruộng đất vẫn mang tên như sổ cũ (tức là vẫn bao gồm tên của bố mẹ tôi, tôi và chú út). Khi bố mẹ tôi qua đời không để lại bất kỳ 1 giấy tờ nào cho con nào, sau đó khoảng 3 năm chú út làm thủ tục sang tên số ruộng đất của bố tôi, đứng tên chú út (tức là tất cả số diện tích ruộng mà tôi canh tác khi nuôi bố mẹ tôi đã sang tên chú út).Vậy cho tôi Hỏi:

1: Từ khi bố mẹ tôi mất đến bây giờ, số diện tích ruộng đất đứng tên bố tôi nhà nước có cắt quyền lợi của bố tôi hay không?

2: Nếu bố tôi vẫn còn quyền lợi trong số đất ruộng đó thì tôi và chú út sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào

3: chú út đã sang tên số ruộng cho chú 1 mình như vậy có hợp pháp không? tôi là người có công nuôi bố mẹ và canh tác số ruộng đó tôi có quyền lợi gì không? và tôi cần làm những gì để được công bằng trong phần ruộng đất do bố mẹ tôi để lại

Người gửi: PTThương

>>Tư vấn giải quyết tranh chấp đất:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai của Quốc hội, số 45/2013/QH13:

Như vậy sổ đỏ là căn cứ pháp lý xác nhận quyền sử dụng của cá nhân với phần diện tích đất trên nên trong trường hợp này bố bạn đứng tên trong sổ đỏ nên bố bạn vẫn có quyền lợi với diện tích đất trên.

Căn cứ Điều 676 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội:

Trong trường hợp này chú út bạn do đứng tên trong sổ đỏ nên ngoài quyền lợi được hưởng với phần diện tích tương ứng trong sổ đỏ thì chú út còn được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật với phần di sản của bố bạn để lại. Và bạn sẽ được hưởng thừa kế theo quy định.

Căn cứ khoản 1 Điều 106 Luật đất đai năm 2013:

Căn cứ Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai:

Như vậy trong trường hợp này bạn nộp tiến hành thủ tục đính chính khi có sai sót về tên người được cấp giấy chứng nhận.

>> Xem thêm: Tư vấn về việc yêu cầu bồi thường hoặc lấy lại đất khai hoang phục hóa bị xã thu hồi?

2. Tranh chấp đất khi có sổ đỏ và không có sổ đỏ thì giải quyết thế nào?

Xin chào luật sư, Sự việc là thế này: ông bà nội tôi cho bố mẹ tôi mảnh đất và khi cho thìông bà tôi chỉ chia đất bằng lời nói chứ chưa có chứng từ hay văn bản nàocông nhận là khi đó ông tôi chia cho bố mẹ tôi mảnh đất có diện tích như vậynam 1996 được nhà nước cấp sổ đỏ nhưng k thể hiện bản đồ diện tích khu đấtvườn, đất nhà ở chỉ để diện tích là 310m vuông. Vì bố mẹ k rõ khu đất làbao nhiêu diện tích chỉ biết đất đó là của mình và có sổ là được. Nhưng năm2012 theo luật mới và đã được địa chính huyện đo đạt lại đất và có vẻ bảnđồ đất trên sổ đỏ, và thể hiện là 620m vuông đúng như đất trước giờ của bốmẹ, và đất nhà bác ruột tôi sát đất nhà tôi ( bác ở nhà của ông bà nội vàông bà nội đã mất). Khi nhà nước trả sổ đỏ về cho hộ gia đình thì bác có lênký vào bản đồ là đất nhà bác như vậy và nhà tôi đúng như vậy là 620m.

Tôi không biết ông bà cho nhà bác ra sao, nhưng trước giờ bố mẹ xây nhà ở phíasau và phía trc nhà còn hơn 310m vuông k làm gì vì sân rộng nên bố mẹ làmrào chỉ nửa sân còn nữa sân để trống k rào và trc đó ông nội có nuôi trâutrc nhà bố mẹ ở đất trống và ông mất thì bác vẫn nuôi nhưng vì bố mẹ chưasử dụng đất để làm gì nên để bác nuôi trâu bò trc nhà tôi, nay bác hết nuôibò và mẹ tôi có xây lại nhà (bố mất năm 2004) làm ra phía trước, sân còn lạicó chiều dài khoản 16m nay bác thấy nhà tôi xây nhà nên bác kiện đòi lại310m vuống đất của gia đình nhà tôi khi nhà tôi đã có những cơ sở vật chất cố định trên mảnh đất đó vì bác nghe bảo sổ đỏ cũ nhà tôi chỉ 310m mà nay 620 m nên nói đất còn lại là của bác, bác nói đất chuồng bò là của bác, báctôi muốn xây tolet ngay chỗ đất trước làm chuồng bò cũng có nghũa là xâytoilet trước nhà tôi. Tôi muốn được luật sư tư vấn cho tôi xem tôi phải làm gì?

Cảm ơn luật sư.

– Luna Nguyen

>>Luật sư trả lời: Hỏi đáp pháp luật về đất đai về cách thức giải quyết tranh chấp đất đai?

3. Tố cáo lãnh đạo xã “bao che” trong vụ tranh chấp đất nông nghiệp thực hiện như thế nào?

Thưa luật sư, Tôi là đinh thị thanh, chồng tôi là nguyễn quang tranh ở thôn CT, xã tân quang, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên. Chúng tôi xin tố cáo lãnh đạo xãtân quang, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên tiếp tay cho gia đình anh châu cướpđất của gia đình tôi như sau:vừa qua có đợt dồn lại đất nông nghiệp nhưng chính quyền xã và gia đình anhchâu đã cấu kết cướp đất của gia đình tôi, để gia đình tôi đang từ đất mặtđường vào tận bên trong để gia đình tôi xây dựng trái phép. Từ những thửađất trồng lúa, chính quyền cho những người có tiền xây dựng trái phép đểlàm quán, làm nhà thì có đúng hay không. Gia đình tôi không chấp nhận việcđổi ruộng vào bên trong như vậy và đã rất nhiều lần ý kiến với các cơ quan chức năng nhưng đều không được trả lời, gia đình anh châu thì đã tranh thủ xây dựng trên đất gia đình tôi. Chính quyền xã tiếp tay cho sai phạm và nhưthế khác nào ăn cướp đất. Các hộ gia đình trong thôn tôi cứ biếu tiền cácông ý là có thể xây dựng từ đất trong lúa thành các công trình kiên cố?

Mong cơ quan chức năng có tiếng nói bảo vệ chúng tôi. Kính đơnđinh thị thanh.

– Dinh Thithanh

>> Luật sư trả lời: Những vấn đề pháp lý cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai?

4. Tranh chấp đất dùng vào việc thờ cúng?

Xin chào Nhà thổ cư Hà Nội, tôi có câu hỏi xin được giải đáp như sau: Tôi muốn hỏi dòng họ Lê duy của tôi ở thôn phương châu, xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội đã có đất là 350 m2 và xây cất nhà thờ từ 200 năm đến, có bia đá ghi diện tích đất và năm xây dựng khoảng 60 năm trước. Do chiến tranh lúc đó ông trưởng họ không có đất nên các cụ cho ông trưởng họ đứng tên và ở để chông nom Nhà thờ. Nay ông đã chết, con trai ông ở Miền Nam về đòi họ phải chia cho ông 200m2 đất, các trai đinh trong họ có 350 người không đồng ý và yêu cầu ông mua đất ra nơi khác để ở, nay dòng họ muốn làm sổ đỏ để chứng minh là đất của dòng họ có được không? thủ tục cần nhũng gì để chứng minh, biết rằng trước đây nhà ông trưởng đã được cấp đất và ông đã chuyển đổi đi chỗ khác đề nghị luật sư giúp đỡ?

Xin trân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Thưa quý khách hàng! Nhà thổ cư Hà Nội xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Điều 688 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về căn cứ xác lập quyền sử dụng đất

Theo quy định trên, để chứng minh đây là đất của dòng họ dùng để thờ cúng chứ không phải đất ở của ông trưởng họ thì dòng họ Lê duy cần phải đưa ra một trong các căn cứ sau:

– Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

– Nà nước công nhận quyền sử dụng đất;

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu dòng họ Lê duy có một trong ba căn cứ xác lập quyền sử dụng đất để chứng minh về quyền sử dụng đất của dòng họ thì con trai ông trưởng họ không có quyền gì để đòi mảnh đất này.

Nếu hai bên không tự hòa giải được thì dòng họ Lê duy có thể gửi đơn đến UBND cấp xã để hòa giải (Điều 202 Luật Đất đai 2013), nếu tiếp tục hòa giải không thành thì vụ tranh chấp đất đai này sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 và khi tiến hành giải quyết vụ tranh chấp này dòng họ Lê duy có nghĩa vụ cung cấp một trong các căn cứ xác lập quyền sở dụng đất theo quy định tại Điều 688 BLDS 2005.

Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài luật sư tư vấn trực tuyếnĐăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ởChúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!

>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai về tự ý tháo dỡ phần mái nhà của hàng xóm khi xây dựng?

5. Tư vấn về tranh chấp đất khi xây nhà?

Xin chào Luật sư.Cho em hỏi: Nhà em có vướng mắc về đất đai với nhà hàng xóm,đã cùng nhau thỏa thuận. Nhà em đồng ý cho nhà họ xây tường lên,đã được một năm từ 2014 đến nay. Giờ nhà em xây nhà họ lại viết đơn kiện lên Xã là nhà em đang xây sang đất nhà họ.

Vậy cho em hỏi phải làm thế nào khi nhà em đang xây dở đã được nửa tháng nay ạ.

Mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư! Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Nhà thổ cư Hà Nội. Chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:

Vì thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi rất chung chung: Nhà bạn đồng ý cho nhà hàng xóm xây tường lên đã được một năm từ 2014 đến nay.Giờ nhà bạn xây nhà họ lại viết đơn kiện lên Xã là nhà bạn đang xây sang đất nhà họ. Vì bạn không cung cấp rõ nhà bạn xây có lấn sang đất nhà hàng xóm thật hay không mà chỉ hỏi phải làm thế nào khi nhà đang xây dở được nửa tháng mà hàng xóm kiện nhà bạn lấn sang đất nhà họ,chúng tôi sẽ tư vấn trong trường hợp nhà bạn có hành động xây lấn chiếm đất:

Trước hết, cần phải xác định phần đất mà bạn lấn chiếm(theo đơn kiện của là đất giáp ranh hay đất của nhà hàng xóm. Việc xác định phần đất lấn chiếm sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn đo đạc và xác minh.

1. Trường hợp đất bị lấn chiếm là phần đất giáp ranh

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định:

Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Trong trường hợp mà việc sử dụng của bạn là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, đất được sử dụng không sai mục đích, không có tranh chấp thì phần đất mà bạn lấn chiếm trong trường hợp này có thể được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với bạn.

Như vậy, nếu việc sử dụng đất của bạn là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, đất được sử dụng không sai mục đích, không có tranh chấp thì phần đất mà bạn lấn chiếm có thể được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với bạn.

2. Trường hợp đất bị lấn chiếm là phần đất thuôc sở hữu của nhà hàng xóm

Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm:

1. Lấn chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

Trong trường hợp gia đình bạn lấn chiếm đất nhà hàng xóm,bên gia đình họ hoàn toàn có quyền gửi đơn kiện lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.

Điều 202 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hộiquy định về Hòa giải tranh chấp đất đai:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Như vậy, hành vi của gia đình bạn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của gia đình hàng xóm. Do đó, bạn có thế hòa giải với hàng xóm về mức chi phí bồi thường trong trường hợp này. Nếu không thể thỏa thuận về mức bồi thường thì có thể lấy mức giá đất tại thời điểm đó của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh làm căn cứ tính giá xin mua lại phần đất đó. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, UNBD Xã sẽ yêu cầu gia đình bạn tạm dừng xây dựng và hoàn trả lại phần diện tích đất đã lấn chiếm cho gia đình hàng xóm.

>> Xem thêm: Quy định chuyển đất khai hoang thành đất đấu thầu UBND xã?

6. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất ao của ông (bà) để lại không có di chúc?

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhà tôi có một mảnh đất ao trên 500m2 trước khi ông nội tôi qua đời năm 2001 đã có chia mảnh đất này ra làm 3 cho bác cả 1 nửa còn bố tôi và chú út mỗi người 1/2 số còn lại ( không có di chúc để lại ) nhưng có nhiều mảnh đất còn lại trong quá trình tranh chấp đã thỏa thận đi tới phương án hòa giải như sau:

Vì ông nội tôi sinh được 7 người con trong đó có 2 người con gái 5 người con trai nên mọi người đi tới kết luận những mảnh đất còn lại mảnh đất ao đó chia làm 5 mỗi người con trai được 1 phần nhưng do trục trặc văn bản khi đó cũng không lên xã chứng thực nên đến thời điểm hiện tại cơ quan cấp chính quyền xã, huyện có chính sách kê khai tài sản, nhà bác cả tôi đã kê khai luôn mảnh đất ao đó vào trong sổ nhà ông. Tình trạnh đất đai của nhà tôi những mảnh đất khác và đất ao đó chưa có sổ đỏ thì theo luật đất đai gia đình tôi lên làm như thế nào để lấy lại số đất đó và theo những điều khoản như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn..

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai,:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Cảm ơn Bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho bộ phận tư vấn pháp luật nhà đất, vấn đề bạn quan tâm xin được trao đổi cụ thể như sau:

Bộ luật Dân sự 2015(Luật đất đai năm 2013) quy định về việc thừa kế theo pháp luật ( thừa kế không có di chúc) như sau:

Điều 651 Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Đồng thời tại điều Điều 656 của bộ luật này cũng quy định về Họp mặt những người thừa kế, cụ thể như sau:

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi ông nội bạn mất, thì bà nội của bạn ( nếu còn sống ) và tất cả 7 người con của ông đều được chia phần di sản bằng nhau. Nếu giữa những người thừa kế có thỏa thuận thì thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản. Do đó bố bạn và những người thừa kế khác có quyền sử dụng với phần đất tương ứng theo thỏa thuận, phần đất đó không thuộc tài sản của bác cả. Theo quy định việc kê khai tài sản sẽ được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác minh phần tài sản đó, phần tài sản không thuộc quyền sở hữu hợp pháp sẽ được báo cáo lại, không được công nhận là tài sản của bác bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đaiNhà thổ cư Hà Nội

Vp luật sư Nhật Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét