Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Giải quyết tranh chấp đất liệu đã thỏa đáng?

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai là bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên nhưng không phải khi nào phán quyết của tòa án đưa ra cũng có thể làm thỏa mãn lợi ích của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh:

1. Giải quyết tranh chấp đất liệu đã thỏa đáng?

Thưa luật sư, tôi có một tình huống như sau mong luật sư giải đáp giúp: Vào năm 2003, ông H làm đơn đòi lại 1 phần đất bà D đang sử dụng, với lý do là năm 1993, ông A ( bố đẻ bà D) khi còn sống đã viết giấy cho ông H 1.200 m2. Tuy nhiên trên tờ cho đất chỉ có chữ ký của ông A và không có xác nhận của chính quyền.

Năm 2004, ông X, Chủ tịch UBND phường M, ra quyết định buộc gia đình bà D phải trả lại phần đất này cho ông H. Vụ việc tranh chấp này vẫn tiếp tục kéo dài đến 2005, Chủ tịch UBND huyện N ra quyết định buộc bà D trả lại phần đất 1.200m 2 đang tranh chấp cho ông H. Tiếp đó, 2006 UBND huyện N đã cấp giấy GCNQDĐ đối với diện tích này cho ông H và tiến hành cưỡng chế giao 1.200 m2 đất bà D đang sử dụng cho ông H. 2007, ông H đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cho người khác. Tuy nhiên, công an huyện N đã kết luận chữ ký trong giấy tờ nhượng đất năm 1993 mà ông H xuất trình không phải do ông A ký. (Căn cứ việc giám định chữ ký). Hiện người đang sử dụng phần đất tranh chấp là ông T( nhận chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất của ông H ) đã có GCNQSD đất. Gia đình bà D trong những năm qua không có chỗ ở phải đi ở thuê và tiếp tục khiếu kiện đòi trả lại đất. Bà D có thể đòi lại đất của mình không?

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Nhà thổ cư Hà Nội. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Căn cứ vào Điều 204 Luật đất đai 2013:

Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.”

Như vậy, đối với trường hợp của bà D, khi thấy quyết định hành chính của UBND huyện N về việc cưỡng chế thu hồi đất của bà để chuyển giao cho người khác đã xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của mình, bà có thể khiếu kiện theo quy định về tố tụng hành chính.

Bà D có thể khiếu kiện lên Tòa án nhân dân huyện N theo quy định về thẩm quyền của Tòa án tại Khoản 1 Điều 29 Luật tố tụng hành chính 2010:

Điều 29. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;”

Với bằng chứng đó là biên bản giám định chữ ký giả mạo do công an cấp trong hợp đồng chuyển nhượng giữa bố bà và ông H cùng với những quyết định hành chính phi lý mà cơ quan có thẩm quyền đưa ra khiến gia đình bà D lâm vào tình cảnh khó khăn, bà D hoàn toàn có cơ hội thắng kiện, đòi lại công bằng cũng như sẽ được bồi thường thỏa đáng những mất mát mà gia đình bà phải chịu suốt thời gian qua.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi vào giờ hành chính ở địa chỉ trụ sở Nhà thổ cư Hà Nội hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email hoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến,: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở. Trân trọng!

>> Xem thêm: Hỏi đáp pháp luật về đất đai về cách thức giải quyết tranh chấp đất đai?

2. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất có sổ đỏ?

Xin chào luật sư. Đất tôi mua qua 2 chủ sử dụng đất ở đô thị. Có sổ đỏ do ủy ban huyện cấp. Tôi chuẩn bị xây dựng. Thì người sử dụng ruộng cũ ra ngăn cản không cho xây. Tôi lên huyện hỏi và làm đơn. Được biết huyện cưỡng chế chủ ruộng k nhận chê ít, tiền đền bù. Họ chưa nhận tiền. Vậy trong trường hợp này, tôi phải gửi đơn đến cơ quan nào ạ?

– Nguyen Linh

>>Luật sư trả lời: Tư vấn giải quyết việc tranh chấp đất lâm nghiệp bị lấn chiếm đã hòa giải nhiều lần không thành?

3. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất hành lang lộ giới?

Thưa luật sư, Hộ ông a ngày xưa có mua của ông x 1 phần đất để buôn bán ( chỉ có giấy tay, ngang 20x15m ) cặp quốc lộ ( mặt tiền là quốc lộ, mặt hậu là sông lớn). Hiện tại phần đất nêu trên là đất do nhà nước quản lý ( thuộc hành lang lộ giới đường bộ và chỉ giới đường thủy). Hiện nay ông c lại lấn chiếm phần đất nêu trên của ông a đã sử dụng lâu đời. Cho hỏi luật sư phải giải quyết làm sao?

– Huỳnh Kha

>>Luật sư trả lời: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất canh tác khi Bố Mẹ qua đời?

4. Tranh chấp đất ở thì nộp đơn giải quyết tranh chấp đến đâu?

Chào luật sư, gia đình tôi có mua một mảnh đất đã có nhà ở tại cùng huyệnmình đang ở. Nhưng chưa có nhu cầu sử dụng mảnh đất này, gia đình tôi cókhóa cửa cẩn thận ngôi nhà. Khoảng 1 năm sau gia đình tôi phát hiện cóngười lạ mặt đã tự tiện tháo khóa và sống trên ngôi nhà trên mảnh đất của gia đình chúng tôi.

Gia đình tôi đã làm đơn gửi lển công an huyện để xử lý,tại sao hơn 4 năm mà bên công an huyện vẫn không xử lý được cho tôi. Gia đình người chiếm đoạt vẫn ngang nhiên ở trên mảnh đất của gia đìnhchúng tôi mà vẫn không bị pháp luật xử lý và cưỡng chế.

– Dũng Nguyễn Văn

>>Luật sư trả lời: Hỏi đáp pháp luật về đất đai về cách thức giải quyết tranh chấp đất đai?

5. Tranh chấp đất từ đường giải quyết như thế nào?

Xin chào luật sư! Hiện tại gia đình chúng tôi có tranh chấp về đất như sau: Ba tôi đã bị lẫn nhiều năm nay. Mẹ đã mất, còn lại ba tôi. Trước đây anh em chúng tôi đã bàn và chia thống nhất chia cho anh em mỗi người một phần riêng.Còn lại 02 phần giao cho một người trông nom nhà từ đường coi quản! Trên giấy tờ thống nhất cho người trông nom nhà từ đường không ghi rõ là có cho bán hay chỉ được ở và chăm sóc.

Phần nhà Từ đường có 02 lô đất:01 lô được cất nhà khang trang để là nơi con cháu về thắp nhang cho ông bà tổ tiên (lô đất a); 01 lô cho người trông nom nhà từ đường coi quản trông cây…. bảo quản phần mộ của ông bà chúng tôi trên đất (lô đất b).Vừa qua người trông nom nhà từ đường ngỏ ý với một số trong 5 anh em chúng tôi cho dời phần mộ của ông bà đề cho thuê lô đất (b) và chúng tôi không đồng ý! Người trông nom vẫn cố tình lén dời phần mộ ông bà đi. Sau đó chúng tôi mới biết là người trông nom đã có thỏa thuận bán lô dất (b) đó, Vì là con cái nên chúng tôi đã xin phép sao lại Quyền sử dụng lô đất (b) thì biết rằng trước đó người trông nom này đã sang tên từ ba chúng tôi cho ông ta. Nay hợp đồng thỏa thuận bán đất đã xong và chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra mua bán! Chúng tôi có hỏi ba về việc sang tên qua cho người trông nom nhưng ba nói ” không biết ” vì quá bức xúc về việc qua mặt từ cho thuê rồi bán đất và cũng như không có sự đồng ý của 5 anh em chúng tôi nên chúng tôi muốn ngăn cản không cho bán lô đất (a,b) vì là nơi linh thiêng thờ cúng ông bà! nên chúng tôi mong được sự tư vấn về pháp luật! Có 1 người trong 5 anh em chúng tôi chưa hề ký một chữ nào trong tất cả các giấy tờ liên quan đến việc giao đất cho người trông nom nhưng trong giấy tờ mua bán có cả chữ ký của người đó. Còn tôi là người sở hữu 01 lô đất giáp ranh với lô đất (b) cũng chưa hề ký một giấy tờ nào liên quan đến việc mua bán lô đất (b) nhưng họ vẫn ngang nhiên hoàn thành hồ sơ mua bán. Con rể người trông nom làm việc tại địa chính Huyện nơi có những lô đất trên! Ba tôi ở chung với người trông nom nhưng phải ngủ ngoài hiên ( thềm).

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nhà thổ cư Hà Nội. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Luật đất đai năm 2013)

Như vậy, trường hợp của bạn, các anh em bạn đã thống nhất giao phần đất nhà từ đường cho một người khác trông nom. Người trông nom này đã sang tên lô đất từ ba bạn, và đã thoả thuận hợp đồng bán đất với người khác đã xong, vài ngày nữa sẽ diễn ra việc mua bán. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mà theo như thông tin bạn cung cấp, người trông nom mới chỉ sang tên quyền sử dụng đất từ ba bạn nên không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Để bảo vệ mảnh đất nhà từ đường của gia đình bạn, bạn có thể khởi kiện nên TAND cấp huyện nơi người trông nom cư trú để yêu cầu giải quyết.

>> Xem thêm: Phần đất và phần không gian trên phần lối đi chung được quy định như thế nào trong xây dựng?

6. Tư vấn về tranh chấp đất nông nghiệp được giao của tập thể?

kính nhờ Công ty Luật tư vấn giúp: 1; Nội dung tranh chấp Địa bàn: Thôn Đ, xã LH, tỉnh HY Diện tích ruộng: 841m2 Loại ruộng: Đất trũng khó làm. Năm 2001 trở về trước ruộng này của nhóm (50 khẩu) mỗi khẩu 16,8m2. Năm 2002, nhà nước cho phép dồn điền đổi thửa. Nhóm không làm nữa và đã trả lại cho thôn.

Trong nhóm có gia đình nhà tôi, hồi đó do hoàn cảnh đông người và khó khăn nên đã nhận làm từ ngày đó đến nay.(Hiện nay vẫn còn giấy tờ của Trưởng nhóm là ông P.V viết tay gửi cho thôn nhằm kê khai diện tích 841m2 để trả thôn). Căn cứ vào giấy tờ của nhóm, tiểu ban dồn thửa đổi ruộng đã kiểm tra và gửi lên cấp trên để làm sổ đỏ cho gia đình nhà tôi. Từ đó đến nay gia đình tôi đã làm thửa ruộng này và đóng thuế đầy đủ cho nhà nước, 13 năm trôi qua không ai có ý kiến gì, diện tích ruộng đất hiện nay trong sổ của các gia đình cũng không hề có dính líu gì đến 841m2 đất nói trên. Tính đến năm 2015, gia đình tôi đã cầm sổ đỏ diện tích 841m2 ruộng kể trên được 12 năm. 5/9/2015 đất vào dự án và được đền bù, các gia đình trong nhóm ngày xưa bắt đầu họp lại và yêu cầu gia đình tôi phải trả nhóm vì cho rằng ruộng ấy vẫn của nhóm. Mấy ngày qua trưởng nhóm ngày xưa là ông P.V đã đến nhà ông P.T (người lưu giữ các loại giấy tờ của Thôn từ xưa đến nay) mượn giấy tờ ngày xưa do ông viết (tháng 3/2002) tự ý ghi thêm dòng chữ “841m2 11-8 Điền vùng 2 cho bà L làm trả sản lượng và các khóa đóng góp cho nhà nước. Diện tvẫn nằm trong tay 50 khẩu của nhóm”. (bút tích này vẫn của ông Vận nhưng là nét mực mới kiểu chữ khác xưa hoàn toàn nhận ra được bằng mắt thường.

Ông T – người được giao canh giữ giấy tờ của Thôn cũng rất bức xúc khi ông V mượn và đã tự ý ghi thêm dòng chữ này vào biên bản xưa). Ngày 23/6/2015 những hộ gia đình ngày xưa đã họp lại và ra biên bản chung rằng diện tích đất trên là của nhóm là đúng và yêu cầu gia đình tôi phải trả nhóm.( Nói thêm rằng trong số các hộ gia đình liên quan đến vụ việc đã họp lại nhưng thiếu nhiều thành viên, để thể hiện tinh thần tập thể một số thành viên chủ chốt đã “ghi tên và ký hộ” cả những người vắng mặt, trong khi bản thân những người vắng mặt mãi gần đây họ mới biết họ cũng có tên trong danh sách “tập thể kiện”. Ngày 10/9 Thôn Đ thuộc tỉnh H.Y đã mời các bên liên quan đến họp hòa giải và đã có biên bản giải quyết với ý kiến chính: Số diện tích 841m2 vào sổ đỏ của gđ tôi là hoàn toàn hợp pháp vì trong dồn điền đổi thửa có văn bản của nhóm gửi lên để vào sổ đỏ cho gđ tôi, hơn nữa văn bản ký kết của nhóm được lập vào ngày 23/6/2015 tức là 13 năm sau Nhóm mới họp và đòi quyền lợi khi diện tích trên vào dự án. Không thỏa mãn với kết quả Thôn hòa giải, một lần nữa những người đại diện của Nhóm đã gửi đơn lên Xã LH để đòi quyền lợi. Tại đây xã đã hòa giải và phân tích trên tinh thần đúng như Thôn đã tiến hành. Hiện nay Nhóm đang làm đơn và gửi tòa án khởi kiện gia đình tôi./.

Vậy tôi muốn nhờ giúp:

1. Về mặt pháp lý ai đúng, ai sai. Gia đình tôi sẽ phải làm gì tiếp theo?

2. Bản thân người cầm đầu nhóm đã tự ý ghi thêm vào văn bản ngày xưa có thể bị tội gì?

3. Những người tự ý ký tên vào văn bản họp nhóm mà chưa có sự đồng ý của người vắng mặt có thể khép vào tội gì?

Nói thêm rằng: Thời gian gần đây gia đình tôi rất bức xúc khi những người cầm đầu nhóm đã đến nhà đe dọa, có những lời nói xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của gia đình tôi. Quan điểm của gia đình tôi là nếu đúng của Nhóm thì 1 đồng chúng tôi cũng không tơ hào, chính vì vậy những diễn giải trên đây 100% sự thật chứ không phải viết để thiên vị cho chúng tôi, do đó tôi rất cần sự minh bạch để có hướng đi tiếp theo./.

Trân trọng cảm ơn Nhà thổ cư Hà Nội và rất mong nhận được hồi âm sớm!

>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyếnĐăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Nhà thổ cư Hà Nội của chúng tôi.Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Xin trả lời là gia đình bạn đúng và nhóm người đòi gia đình bạn đất ruộng kia là sai.

Thôn của bạn họp hòa giải và đưa ra quyết định như vậy là đúng.Vì theo như bạn nói:” từ Năm 2001 trở về trước ruộng này của nhóm (50 khẩu) mỗi khẩu 16,8m2. Năm 2002, nhà nước cho phép dồn điền đổi thửa. Nhóm không làm nữa và đã trả lại cho thôn.Thậm chí là còn có giấy tờ của Trưởng nhóm là ông Phạm Văn Vận viết tay gửi cho thôn nhằm kê khai diện tích 841m2 để trả thôn).Căn cứ vào giấy tờ của nhóm, tiểu ban dồn thửa đổi ruộng đã kiểm tra và gửi lên cấp trên để làm sổ đỏ cho gia đình nhà tôi. Từ đó đến nay gia đình tôi đã làm thửa ruộng này và đóng thuế đầy đủ cho nhà nước, 13 năm trôi qua không ai có ý kiến gì, diện tích ruộng đất hiện nay trong sổ của các gia đình cũng không hề có dính líu gì đến 841m2 đất nói trên. “

Như vậy thì rõ ràng là nhóm đã có biên bản giấy tờ về việc trả lại đất cho thôn và không làm nữa và thôn cũng căn cứ vào đề nghị của gia đình ban là được giao đất để làm ăn sinh sống.Hơn nữa thì gia đình bạn còn được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gọi tắt là sổ đỏ

Theo Điều 52 Luật đất đai năm 2013

Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy thì căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và căn cứ vào đề nghị của người sử dụng đất mà nhà nước tiến hành giao đất cho cá nhân,cộng đồng dân cư có nhu cầu sử dụng.

Gia đình bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,và gia đình bạn đã hằng năm đóng thuế cho nhà nước cụ thể như lời bạn nói là đã được 13 năm tính từ năm 2002 đến năm 2015.Đến nay đất vào dự án được nhà nước thu hồi và gia đình bạn được bồi thường thì nhóm lại quay lại đòi đất với gia đình bạn.Như vậy là nhóm sai.Vì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chỉ có tên của gia đình bạn( gia đình bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ) thì nhóm người kia không có quyền đòi yêu cầu gia đình bạn trả.Trừ khi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kia có đủ 50 gia đình cùng có tên thì họ mới được hưởng.

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013,mặc dù luật không trực tiếp quy định tranh chấp đất đia phải được hòa giải tại cấp cơ sở nhưng luật đã gián tiếp yêu cầu tranh chấp đất đai sẽ được gửi lên ủy ban nhân dân xã giải quyết sau khi hòa giải không thành và phải có biên bản hòa giải như vậy thì thôn của bạn đứng ra hòa giải như vậy là đúng.Còn về nhóm người kia làm đơn kiện gia đình bạn thì bạn không phải lo lắng gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,và mặc dù giấy viết tay của nhóm trả lại đất cho nhà nước đã bị người đứng đầu nhóm sửa lại sau 13 năm nhằm thay đổi nội dung của giấy tờ đã được kí là trái với quy định của pháp luật dân sự.thực chất thì biên bản được nhóm làm và kí năm 2002 khi nhóm quyết định trả lại đất thì là hợp đồng dân sự(Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự,theo Điều 388 bộ luật dân sự năm 2005)

Theo Điều 129 Khoản 1 Bộ luật dân sự năm 2005:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy thì phần viết thêm của người đứng đầu đó sẽ vô hiệu, bạn không phải lo lắng nếu họ kiện thì tòa án hoặc ủy ban ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cũng sẽ hủy bỏ đơn khởi kiện đó

Bản thân người cầm đầu nhóm đã tự ý ghi thêm vào văn bản ngày xưa có thể bị tội gì? Những người tự ý ký tên vào văn bản họp nhóm mà chưa có sự đồng ý của người vắng mặt có thể khép vào tội gì?

Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật hình sự

Điều 307, BLHS: Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật

1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Như vậy thì bản thân người cầm đầu nhóm đã tự ý ghi thêm vào văn bản ngày xưa có thể bị tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật.

Những người tự ý ký tên vào văn bản họp nhóm mà chưa có sự đồng ý của người vắng mặt như vậy là đã vi phạm vào quy định của pháp luật là mạo danh người khác

Theo khoản 1,2 Điều 19 Luật tố cáo năm 2011 (Bộ luật hình sự năm 1999,sửa đổi bổ sung năm 2009)

Điều 19. Hình thức tố cáo

1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.

2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

.Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

10. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.

2, Trong trường hợp này ông bí thư sẽ bị xử lý như sau:

Điều 48. Xử lý hành vi vi phạm đối với người tố cáo và những người khác có liên quan

Người tố cáo và những người khác có liên quan có hành vi quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 8 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật Dất đai – Nhà thổ cư Hà Nội

Vp luật sư Nhật Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét