Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Tư vấn pháp luật về việc hiến đất làm đường đi chung?

Tranh chấp lối đi chung, ngõ đi chung hay đường đi chung là những tranh chấp “nhỏ” trong lĩnh vực đất đai nhưng nếu không được giải quyết một cách triệt để thì nó rất dễ bùng phát với những hệ lụy pháp lý vô cùng phức tạp:

1. Tư vấn pháp luật về việc hiến đất làm đường đi chung?

Xin chào Nhà thổ cư Hà Nội, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp: tôi có một miếng đất không có đường đi, ông A và ông B có cắt ra mỗi người 4×20 m2,tổng cộng 4×40 m2,để làm đường đi chung. Tôi xin hỏi: làm giấy như thế nào để phường/ xã biết được đó là đường đi chung. Mẫu giấy hiến đất làm đường đi chung ghi như thế nào là đúng?

Người gửi: H.K

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Thưa quý khách hàng! Nhà thổ cư Hà Nội xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo Điều 274, Bộ luật dân sự 2005:Xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

“1. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.”

Theo Điều 73, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai: Trình tự, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.

“1. Khi phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì một trong các bên nộp đơn, Giấy chứng nhận (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cho Văn phòng đăng ký đất đai.

2. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.”

Thứ nhất, để xã/phường biết được diện tích đất ông A và ông B cắt ra là đường đi chung thì một trong ba người là anh, ông A và ông B nộp đơn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hợp đồng đã thoả thuận giữa các bên về việc hiến đất làm đường đi chung cho văn phòng đăng kí đất đai. Văn phòng đăng kí đất đai sẽ kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giây chứng nhận nếu có yêu cầu ( theo Điều 73, nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai).

Về mẫu giấy hiến đất làm đường đi chung

Theo Điều 722, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

“Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”

Theo Điều 723, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Nội dung của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

“Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

4. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

5. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;

6. Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;

7. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.”

Hiến đất là việc tặng cho quyền sử dụng đất, vì thế việc thoả thuận hiến đất này phải lập thành văn bản được công chứng hoặc chứng thực và phải có đầy đủ nội dung theo Điều 723, Bộ luật Dân sự 2005. Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng tặng cho tại Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ emailTư vấn pháp luật đất đai qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyếnĐăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

>> Xem thêm: Phần đất và phần không gian trên phần lối đi chung được quy định như thế nào trong xây dựng?

2. Xin tư vấn đòi lại đường đi chung?

Xin chào luật sư,em có vấn đề thắc mắc xin phép được tư vấn ạ. Khoảng năm 2007, gia đình em có bán 1 phần đất nằm trong diện tích đất nhàem, và chừa khoảng 30m2 đất để làm đường đi (băng ngang qua đất nhà em vàonhà người mua). Hiện tại, do nhà nước có giải tỏa 1 phần đất để phục vụ làm đường đi nênphần đất của người mua đã ra mặt tiền (phía bên hông, không phải phía đượcchừa làm đường đi chung). Vậy cho em hỏi gia đình em có thể yêu cầu người mua trổ đường đi qua hướngmới giải tỏa và đòi lại phần đất lúc trước chừa làm đường đi không ạ. Hiện tại sổ đỏ nhà em vẫn chưa thay đổi, nhưng phần đất này lại có ghi chúlà chừa để làm đường đi chung?

Rất mong nhận được tư vấn của luật sư. Em xin chân thành cám ơn.

– Tung Pham Nguyen Ngoc

>> Luật sư trả lời: Trổ cửa ra lối đi chung có được không? Tranh chấp ngõ đi chung giải quyết thế nào?

3. Giải quyết tranh chấp ngõ đi chung thủ tục thực hiện như thế nào?

Kính gửi Nhà thổ cư Hà Nội, tôi có nhu cầu công ty tư vấn cho việc tranh chấp đất đai liên quan tới đất đi chung. Gia đình tôi và 4 gia đình (a, b, c, d) nữa nằm trong cùng 1 con ngõ, chung sống và sử dụng lối đi chung đó từ năm 1987 tới nay, trên sổ đỏ của cả 3 nhà đều thể hiện lối đi chung này. Gia đình a nằm trong cùng con ngõ, tiếp đến là b, c và d, gia đình tôi nằm song song với gia đình a và b. Tới năm 2003, nhà nước có làm đường ở phía sau nhà tôi, đường đó nằm song song với lối ngõ.

=> gia đình tôi được ra mặt đường, khi làm đường thì nhà nước có cấp lại sổ đỏ cho gia đình tôi, nhưng sổ đỏ mới không thể hiện lối đi chung cũ đó, hiện tại gia đình tôi vẫn đi đường điện, nước và cửa thoát hiểm trên lối cũ này. Tới nay, gia đình a ở trong cùng ngõ đã làm đơn lên quận xin được hợp thửa đất đi chung tính từ nhà hàng xóm b kia tới đất gia đình của họ vào làm 1 (vì họ ở cuối ngõ). Quá trình hợp thửa đất gia đình tôi và hàng xóm b có biết, nhưng do các bên có thỏa thuận miệng với nhau về việc trao đổi đất cho nhau sau quá trình hợp thửa nên chúng tôi không kiện cáo gì trong quá trình hợp thửa đất của gia đình a. Tới nay, sau khi đã hợp thửa thành công, gia đình a không thực hiện đúng với các cam kết mà các gia đình đã thống nhất với nhau trước đó. Nay tôi xin hỏi, chúng tôi có cách nào để xin chính quyền hủy quyết định hợp thửa của gia đình nhà a không, thủ tục ra sao?

Xin công ty tư vấn.

– Nguyễn Bảo Trung

>> Luật sư trả lời: Cản trở lối đi chung khi đang xảy ra tranh chấp thì bị xử lý thế nào?

4. Tư vấn hoạt động xây dựng nhà ở trên ngõ đi chung?

Thưa luật sư, Thưa luật sư: Tôi cùng mua với 2 hộ khác ba thửa đất, mỗi thửa 30m2, được tách thửa từ 1 mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng 7m ráp đường cái và chiều sâu 20m.

Ba thửa đất của chúng tôi nằm trong cùng và tạo ra một lối đi chung ra đường rộng 1,5m. Khi mua đất đã ký cam kết với người bán để lại lối đi chung có xác nhận của chính quyền địa phương. Tuy nhiên khi người bán đất xây nhà thì cầu thang của nhà này từ mặt đất lên 1,6m đã đua ra ngoài phía đường đi, làm cản trở lối đi, một vấn đề nữa là tầng 2 của nhà này lại đua hết toàn bộ 1,5 m lối đi trên. Vậy xin hỏi luật sư, việc sây dựng như trên là đúng hay sai, xin cho tôi lời khuyên để sử lý tình huống. cảm ơn luật sư raats nhiều!

Người gửi: NV Sơn

Tư vấn hoạt động xây dựng nhà trên phần đất chung gọi: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Khoản 1 điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 quy định:

“Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Trong trường hợp này trước khi xây dựng chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Điểm 1 mục 2.8.10 Chương II Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy định:

“2.8.10 Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

1) Các bộ phận cố định của nhà:

– Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

– Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:

+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m)

Độ vươn ra tối đa Amax (m)

Dưới 7m

0

7¸12

0,9

>12¸15

1,2

>15

1,4

Đối chiếu những quy định trên với những điều bạn trình bày thì bên bán nhà khi xây dựng đã vi phạm quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Trong trường hợp này bạn có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục hiến đất để làm lối đi chung?

5. Tư vấn để đòi lại ngõ đi chung?

Kính chào các Quý luật sư Công ty tư vấn Nhà thổ cư Hà Nội. Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Hiện tại gia đình tôi đang có tranh chấp với gia đình hàng xóm về một phần ngõ đi như sau: Năm 1949 cụ nhà tôi có để lại một bản chia tài sản (có cả dấu và chứng thực của chính quyền xã hồi đó)

Trong bản chia đất đó cụ tôi chia cho 4 người con trai mỗi người một phần đất riêng và một phần đất có ghi rõ 110 m2 dùng làm ngõ đi chung cho 4 anh em không ai được sử dụng. Bây giờ nhà hàng xóm (là cháu của người con trai cả của cụ tôi) đã mua lại hai phần đất còn lại của 2 người con kia, năm 2012 UBND xã đã làm sổ đỏ cho gia đình nhà hàng xóm đó bao gồm cả diện tích 110 m2 đó. Hiện tại nhà hàng xóm đó đang xây hết tường rào chặn hết ngõ đi nhà tôi lại, bên dưới phần ngõ đi còn có ống nước thải sinh hoạt của nhà tôi, ngõ đi đó gia đình còn sử dụng làm nối đi ra 1 khu vườn nữa cũng được cấp sổ đỏ là đất vườn. Khi gia đình nhà tôi khiếu nại xuống chính quyền UBND để đòi lại ngõ đi đó thì cán bộ địa chính nói “Đã có sổ đỏ không giải quyết được” và còn nói bản chia tài sản mà cụ tôi để lại chung chung quá không có giá trị. Khi nhà hàng xóm xây tường rào chặn ngõ đi nhà tôi thì tôi lại phá, Ủy ban lại cho Công an viên nên lập biên bản nhà tôi. Vậy tôi xin hỏi ý kiến tư vấn của Luật sư liệu gia đình nhà tôi có thể đòi lại phần ngõ đi đó được không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Nhà thổ cư Hà Nội. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!


Người gửi: Trung

>>Luật sư tư vấn luật Đất đaigọi số:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

“Điều 652. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”

Như vậy, nếu di chúc của cụ bạn để lại đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 652 Bộ luật Dân sự thì di chúc đó là di chúc hợp pháp.

Điều 108 Bộ luật Dân sự quy định:

“Điều 108. Tài sản chung của hộ gia đình

Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.”

Theo như bạn trình bày thì “Năm 1949 cụ nhà tôi có để lại một bản chia tài sản (có cả dấu và chứng thực của chính quyền xã hồi đó)” trong đó có 110 m2 dùng làm ngõ đi chung cho 4 anh em không ai được sử dụng. Theo quy định tại điều 108 Bộ luật Dân sự thì đó là tài sản chung của hộ gia đình, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung này phải theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Khi UBND xã cấp sổ đỏ cho người kia mà không xác định đất đó có giấy tờ hay có tranh chấp không là trái với quy định của Luật Đất đai.

Ngoài ra điều 270 đến điều 278 Bộ luật Dân sự thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu người đó cho mình quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.

Nếu bạn không thỏa thuận được với người đó và người đó vẫn cố tình chặn ngõ đi chung thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện đòi lối đi chung.

Về vấn đề khi hàng xóm xây hàng rào chặn lại ngõ thì bạn lại phá là đã vi phạm quy định của pháp luật tùy theo thiệt hại mà bạn sẽ bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự:

Điều 18 Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội (Luật Đất đai năm 2013) quy định:

“Điều 18. Hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Trộm cắp tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản có do vi phạm pháp luật mà có nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1; điểm c, đ, e khoản 2 Điều này.

4. Người vi phạm tại điểm a, b, c khoản 1; điểm a, b, c, d, e khoản 2 của Điều này còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra.”

Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:

“Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

>> Xem thêm: Tư vấn soạn hợp đồng mua bán thỏa thuận về lối đi chung?

6. Có được mở cửa ra ngõ đi chung không?

Chào luật sư! Gia đình tôi có mảnh đất – theo sơ đồ là tờ bản đồ số 373, giữa nhà tôi và nhà số 87 thực chất là một mảnh đất được tách làm 2 ( chủ cũ của mảnh đất này chính là chủ của mảnh đất số 87), khi bán đất tách thửa phải để lại một lối đi tầm 0.98m. Trong sổ đỏ ghi rõ ngõ đi chung ( số hiệu bản đồ là 374). Vậy luật sư có thể cho tôi biết gia đình tôi có quyền gì với ngõ đi chung này? Nhà tôi có quyền mở cửa và mở cửa sổ ra ngõ đi chung này không?

Kính nhờ luật sư tư vấn giúp gia đình tôi.

Người gửi: P.I

Trả lời:

Nhà thổ cư Hà Nội đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Việc sử dụng lối đi chung phải tuân thủ quy định của khoản 2 Điều 217 Bộ Luật Dân sự 2005:

“Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung”.

Bởi vậy bạn và nhà số 87 có các quyền và nghĩa vụ đối với lối đi chung này là như nhau.

Tuy nhiên, cũng vì lối đi đó là tài sản được sử dụng chung của các hộ gia đình, cho nên việc bạn muốn trổ cửa sổ ra lối đi chung cũng cần có sự đồng ý của các hộ gia đình còn lại. Nếu không có sự thỏa thuận của các bên, thì việc trổ cửa ra lối đi chung cũng vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể là Khoản 11, Điều 12 Luật xây dựng 2014 quy định cấm:

“Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung”.

Trong trường hợp này, việc trổ cửa sổ cũng phải tuân theo quy định của Điều 271 Bộ Luật Dân sự 2005:

“Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Mái che trên cửa ra vào, cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên”.

Tóm lại, bạn hoàn toàn có quyền sử dụng lối đi chung, tuy nhiên, việc trổ cửa sổ phải có sự đồng ý của những đồng chủ sử dụng lối đi chung.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Nhà thổ cư Hà Nội

Vp luật sư Nhật Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét