Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Tranh chấp đất nhà thờ dòng họ nên xử lý thế nào ?

Một trong những tranh chấp hiện nay là tranh chấp đất thờ cúng, đất của dòng họ… loại tranh chấp này rất khó giải quyết do quan hệ đồng sở hữu và cơ chế đóng góp chung trong quá trình xây dựng, thờ cúng:

1. Tranh chấp đất nhà thờ dòng họ nên xử lý thế nào?

Tôi xin chào văn phòng luật sư, mong Luật sư tư vấn giúp tôi một số vấn đề như sau: Đất nhà thờ dòng họ của tôi được nhiều đời trước để lại để xây dựng nhà thờ để cúng tụng là 500m2 (Được ghi chép lại trong cuốn gia phả thừa kế của dòng họ bằng chữ hán) để thuận tiện cho việc nhang khói thờ cúng tổ tiên nên các cụ nhiều đời trước cho ông trưởng họ ở nhờ trên đất của dòng họ.)

Thời gian tới họ chúng tôi có kế hoạch sửa sang, mở rộng nhà thờ và đã chạm vào nhà của trưởng họ (được các cụ đời trước cho ở nhờ) nên cả họ đã họp lại và xin lại đất mà ông trưởng họ đã ở để xây dựng nhà thờ, tuy nhiên ông trưởng họ không đồng ý và khẳng định đó là đất của cá nhân trưởng họ và mang ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có đóng dấu của chính quyền xã từ lâu.

– Với trường hợp chính quyền xã cấp giấy quyền sử dụng đất của cá nhân ông trưởng họ có đúng luật không?

– Diện tích đất 500m2 của dòng họ có phải chia cho cá nhân ông trưởng họ theo sổ đỏ đó không?

Mong Văn phòng luật sư có thể cho tôi hướng giải quyết được không ạ.

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nhà thổ cư Hà Nội. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

Căn cứ vào những điều bạn trình bày, muốn xác định việc chính quyền xã cấp GCN QSDĐ cho ông trưởng họ là đúng hay sai, bạn và dòng họ cần xem xét, thu thập một số giấy tờ về nguồn gốc của mảnh đất nói trên. Đặc biệt, như bạn nói, việc mảnh đất 500m2 sử dụng vào mục đích thờ tự của dòng họ bạn được ghi chép vào gia phả, bạn có thể sử dụng gia phả đó làm căn cứ để chứng minh GCN QSDĐ của trưởng họ là không hợp pháp. Cũng có thể Căn cứ vào hồ sơ địa chính qua các thời kỳ: dòng họ nhà bạn có thể ra địa chính xã, Văn phòng đăng ký QSD đất để xin trích lục hồ sơ địa chính qua các thời kỳ… Bạn có thể nhờ những người dân xung quanh không phải là người của dòng họ đứng ra làm chứng về việc đây là đất của dòng họ của bạn và người trưởng họ này chỉ mượn đất mà thôi. ​ Nếu đủ căn cứ chứng minh, diện tích đất mà ông trưởng họ đang sử dụng thuộc diện tích đất chung của cả dòng họ thì có thể làm đơn yêu cầu thu hồi GCN QSDĐ nêu trên của ông trưởng họ.

Để tránh tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân trong họ về quyền sử dụng diện tích đất nêu trên, dòng họ bạn nên làm GCN QSDĐ đối với mảnh đất này.

Căn cứ vào khoản 5 điều 100 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện cộng đồng dân cư được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền tài sản gắn liền với đất.

Trình tự xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Căn cứ vào khoản 1 điều 8, thông tư số 124/2013/TT-BTNMT hướng dẫn về những giấy tờ cần có trong hồ sơ khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và những dữ kiện anh đưa ra thì hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

– Giấy xác nhận của UBND cấp xã về đất được sử dụng chung cho cộng đồng dân cư;

– Hồ sơ, sơ đồ công trình xây dựng của nhà thờ họ;

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

– Trích lục địa chính hay các giấy tờ liên quan xác nhận thời điểm bắt đầu sử dụng đất;

– Giấy chứng minh thư nhân dân photo của người đại diện của dòng họ hoặc người được ủy quyền.

– Nếu ủy quyền cần có thêm hợp đồng ủy quyền được lập thành văn bản.

Sau khi hoàn tất hồ sơ thì sẽ gửi xuống phòng tài nguyên Môi trường cấp huyện để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Theo quy định tại điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP thì cộng đồng dân cư đang sử dụng đất khi được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì không phải là đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất.

Do đó, dòng họ bạn khi xin công nhận quyền sử dụng đất chỉ phải nộp tiền lệ phí trước bạ là 0.5% của giá đất theo quy định của UBND cấp tỉnh và nhân với diện tích được công nhận quyền sử dụng đất.

>>

2. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thu hồi bồi thường?

Chào luật sư. Hiện tôi có đất nông nghiệp đứng tên của tôi và gia đình tôi có 6 nhân khẩu, 8 năm trước tôi bỏ nhà đi vì thiếu nợ, nên không sử dụng đất và bán số keo đã trồng. Và đã kêu đứa em dâu vào trồng lại keo, vì biết đất sẽ thu hoạch. Nay 2016 đất thu hồi. Được 600tr tính luôn ̀ khai trên giấy là 1000 cây keo. Đền bù cao nhờ số keo, em dâu kiện số keo 500 đó là của em dâu,khi đền bù phải đưa cho em dâu 150triệu, bên tôi không đồng ý,vì số keo em dâu trồng thì vào mà chặt còn đền bù là của tôi, nên bên em dâu kiện. Trong khi không có giấy tờ chứng cứ là đất và keo của em dâu, 2 bên không có giao ước gì hết. Vậy em dâu kiện đòi số keo đã trồng đền bù có được không, em dâu kiện nói tôi bỏ đi để đata không sử dụng em dâu sử dụng, giờ đền bù em dâu phải có phần vậy có hợp lý không, em dâu viết đơn kiện vậy ai la người trả án phí tòa?

Mong luật sư tư vấn dùm em ạ. Em trân trọng cảm ơn.

– Thuyen Phuong

>>Luật sư trả lời: Tư vấn giải quyết việc tranh chấp đất lâm nghiệp bị lấn chiếm đã hòa giải nhiều lần không thành?

3. Tranh chấp đất đất đồi khi không có sổ đỏ giải quyết như thế nào?

Thưa luật sư, ông tôi có đất đồi ( đất loại 2 không phải sổ đỏ) khi còn sông chia làm 2 phần cho bố tôi và chú. Bố tôi đã canh tac đc 21 năm nhung sau khi ông mất đi thi chu tôi bảo bà đòi lại đât sang cho chú tôi. Từ trước trên sổ đất của ông tôi co tên cả chú và bố tôi giờ chú tôi muốn chuyển thành tên của chu tôi hết. Xin hỏi nhà tôi con có thể giữ được đất không?

– Ngô Ngoc Tuyền

>>Luật sư trả lời: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất canh tác khi Bố Mẹ qua đời?

4. Tranh chấp đất do thừa kế từ cha mẹ?

Kính thưa Nhà thổ cư Hà Nội!. Tôi muốn được Luật sư tư vấn cho tôi trường hợp như sau: Mẹ tôi được thừa kế 360m vuông đất của bà ngoại tôi để lại, có sổ đỏ từ năm 1999.

Năm ngoái, ông A làm đơn kiện mẹ tôi với lý do chiếm 1 phần đất nhà ông A. Nhưng ông A không có giấy tờ chứng minh phần đất đó là của mình. Vậy xin luật sư giải thích hộ gia đình tôi ông A làm như vậy có đúng không ạ?.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Thứ nhất, hành vi chiếm đất của Ông A?

Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy mảnh đất đó của mẹ bạn là do nhận thừa kế từ bà Ngoại bạn và đã được cấp sổ đỏ từ năm 1999, tức là đất đã được sự dụng ổn định theo quy định tại điều 2 Luật này. Tuy nhiên, Ông A lại có hành vi “Chiếm” 1 phần đất theo thông tin của bạn, ở đây theo quy định pháp luật hành vi “Lấn”, “chiếm” được hiểu Theo quy định tại khoản 2,3 – điều 3 của Nghị định 105/2009/NĐ-CP như sau:

Điều 3.Giải thích từ ngữ.

2. là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

3. là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao, mượn đất mà không trả lại đất.

Như vậy, nếu bạn có hành vi thuộc một trong các dấu hiệu của việc chiếm đất thì bạn có thể được coi là có hành vi chiếm đất. Ở đây, Chủ sự dụng đất là người đang trực tiếp sự dụng có căn cứ pháp lý được sự dụng không trái phép.

Thứ 2, Trình tự thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật.

Bước 1: Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

– Thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 7 – điều 26- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì trong trường hợp này là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 2: Thu thập chứng cứ, tài liệu chuẩn bị khởi kiện:

Thu thập chứng cứ, tài liệu để xác định điều kiện khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất, chứng minh quyền khởi kiện cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích trong quá trình tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

Điều 85 – Thu nhập chứng cứ

1. Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.

Ngoài ra có thể áp dụng 1 số biện pháp thu thập chứng cứ, tài liệu thep quy định tại khoản 2 điều 85 luật này.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:

Nội dung cụ thể của hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau theo quy định tại điều 100 – Luật đất đai năm 2013.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong các giấy tờ theo quy định pháp luật Đất đai;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trogn sổ đăng ký ruộng đấy, sổ địa chính;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15/10/2003;

+, Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho ngưới sử dụng đất;

+ Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; quyết ssịnh giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước cớ thẩm quyền đã được thi hành;

+ Các giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất. bản án, quyết định của Tòa án… ( Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

+ Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…

+ Biên bản hòa giải tại xã, phường.

Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

– Nộp hồ sơ tại Tòa án cấp Quận, huyện nơi trú có thể nộp trực tiếp hoặc guwi qua đường bưu điện và kèm theo nộp tạm ứng án phí cho tòa án.

Tóm lại, Với những phân tích ở trên, về trình tự, thủ tục khởi kiện bạn có thể xem việc Ông A khởi kiện đã đúng và tuân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự năm 2004 chưa?. Đồng thời, bạn có hành vi “Lấn” hay “Chiếm” đất của Ông A hay không theo quy đinh của pháp luật và Sổ đỏ ( giấy chứng nhận quyền sự dụng đất) có đúng theo quy định được phép cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất theo quy định tại khoản 1 – điều 2 Luật đất đai năm 1993. Từ đó để có những căn cứ bảo vệ cho quyền, lợi ích của bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ởhoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật đất đai qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nhà thổ cư Hà Nội. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất liền kề?

5. Tranh chấp đất giữa anh chị em khi chưa chưa thừa kế?

Dạ thưa luật sư Nhà thổ cư Hà Nội, em có một vấn đề này muốn hỏi xin ý kiến luật sư. Mong luật sư có thể giúp em: Cụ A và cụ B là hai vợ chồng già có một mảnh đất 200m2. Sau khi chết, ông bà không để lại di chúc gì và cũng không ai đề nghị chia thừa kế. Cụ A và cụ B có 3 người con: D, E, F. Biết tin 2 cụ chết, D, E, F quay về mảnh đất 200m2 và xây nhà ở trên 150m2. 50m2 còn lại chỉ lợp mái tôn, ngoài ra không sử dụng để làm gì cả. Ba năm sau, giữa D, E, F xảy ra mâu thuẫn vì thế đã quyết định xin hộ khẩu riêng. Trên mảnh đất 50m2 đó vì lúc trước E thường xuyên phơi đồ nhờ. Một năm sau, Nhà nước ra quyết định giải tỏa hộ gia đình nhằm xây dựng lề đường.

Nhà của F nằm ở ngoài cùng vì thế bị cắt mất 1m, bởi vì diện tích quá nhỏ gia đình của F không thể ở được nên F quyết định xây thêm lầu ngay trên diện tích còn lại sau khi bị giải tỏa, đồng thời, F quyết định xây phần lầu ngang qua phần trên của 50m2 (tức xây lầu từ nhà của F ngang qua cả phần diện tích trên không của 50m2), 50m2 dưới đất vẫn để E phơi đồ như cũ. Biết chuyện, D, E, F xảy ra tranh chấp. E nói rằng đó là đất của mình nên phần trên F cũng không được sử dụng. Thưa luật sư, em muốn hỏi là cuối cùng F có được xây lầu ở phần trên không của 50m2 không ạ?

Chân thành cảm ơn luật sư.

>>Luật sư tư vấn luật đất đai::Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Trước hết, 50m2 đất có thuộc sở hữu riêng của E hay không?

A và B trước khi chết không để lại di chúc, vì thế mà di sản là mảnh đất sẽ được chia theo pháp luật. Cơ sở tại điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế”

Và D, E, F đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất:

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”

Theo quy định tại điều khoản này thì D,E,F sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Tuy nhiên, vì bạn cung cấp chưa đủ thông tin rằng: ba người này có thỏa thuận được với nhau về việc E sẽ là chủ sở hữu của 50m2 đất kia hay không, nên chúng tôi xin được đưa ra các tình huống như sau:

– D,E,F thỏa thuận cho E được hưởng 50m2 kia

Tức là E sẽ là chủ sở hữu của phần diện tích này nên E sẽ các quyền năng đối với phần diện tích đó. Vì thế việc F xây lầu trên và xâm chiếm phần diện tích của E là không đúng. Cụ thể như sau:

Theo Điều 267 BLDS năm 2005:

“Điều 267. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

Đồng thời, hành vi của F thuộc một trong những hành vi bị cấm trong Luật Xây dựng năm 2014

“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật này.

2. Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật này.

3. Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

4. Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

5. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước trái với quy định của Luật này.

6. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

7. Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.

9. Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.

10. Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.

11. Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

12. Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.

13. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.

14. Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.

Như vậy, hành vi của F đã lấn chiếm khu vực mà E quản lý, vi phạm pháp luật

-TH2: D,E,F không thỏa thuận cho E được hưởng 50m2 kia.

Đối với trường hợp này, E vẫn không có quyền không đồng ý cho F xây lầu và F cũng chưa có quyền xây lầu trên như vậy, vì phân chia di sản giữa ba người là chưa rõ ràng. Vì vậy, khi ba người này đạt được sự nhất trí, thống nhất về phần di sản mới có căn cứ xác định lỗi thuộc về người nào và đất thuộc sở hữu của ai.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nhà thổ cư Hà Nội. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm: Tranh chấp đất quốc phòng được giải quyết như thế nào theo luật đất đai?

6. Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất giáp ranh?

Kính gửi Nhà thổ cư Hà Nội. Năm 1994 gia đình em có mua một mảnh đất trong đó có 2 mặt giáp ranh nhà hàng xóm – ông A. Lúc sang tên ông A có kí giáp ranh đất không tranh chấp.

Đến năm 2016 gia đình em phát hiện tên đường bị sai nên yêu cầu chỉnh sửa lại nên bên địa chính tiến hành đo lại thì ông A không chịu kí giáp ranh. Ông A nói từ hàng rào do ông rào trước khi gia đình em mua mảnh đất đến sát vách nhà em là đất của ông A, ngang khoảng 4m dài khoảng 20m. Bên địa chính nói nếu hoà giải không thành thì gia đình em phải kiện ra toà như thế có đúng không? Nhà em có phải làm đơn khởi kiện không và nếu có thì thủ tục khởi kiện như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến:Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở

Trả lời:

Để lấy lại phần đất đai trên thì hai bên có thể thỏa thuận,khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dù theo trình tự nào thì thủ tục hòa giải tại UBND xã vẫn là bắt buộc và các bên tranh chấp còn được pháp luật khuyến khích tự hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Theo Luật đất đai 2013 quy định:

Điều 202 quy định về Hòa giải tranh chấp đất đai

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự: (theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự) Theo đó, bạn có thể khới kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).

Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính:

Theo Điều 203 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;”

Như vậy, Đối với tranh chấp đất đai của bạn và gia đình hàng xóm thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Thủ tuc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn và gia đình hàng xóm còn được quy đinh chi tiết tại Điều 88 trách nhiệm thực hiện các công việc của UBND xã, biên bản..; Điều 89Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Do vậy, bạn căn cứ các quy định trên để giải quyết vấn đề của mình: Trước hết hai bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp. Nếu không tự giải quyết được thì gia đình bạn gửi đơn lên Uỷ ban nhân dân cấp xã để hòa giải. Nếu tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Đăng ký tư vấn luật đất đai và nhà ở hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nhà thổ cư Hà Nội.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Vp luật sư Nhật Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét